Biểu tượng Binh đoàn La Mã

Một hình ảnh tái hiện lại của một Aquila.

Từ năm 104 TCN trở đi, mỗi quân đoàn có một con đại bàng gọi là Aquila làm biểu tượng. Nó có ý nghĩa như quân kỳ và do một người lính giữ quân kỳ (aquilifer) mang. Bị mất biểu tượng được coi là nỗi ô nhục lớn lao [23][24] và thường dẫn đến việc giải thể cả quân đoàn.

Trong Chiến tranh xâm lược xứ Gaule, Julius Caesar đã miêu tả nỗi sợ hãi của việc mất biểu tượng Aquila tác động đến binh lính như thế nào trong cuộc xâm lược Britainia lần thứ nhất vào năm 55 TCN: trong khi quân của Caesar còn do dự chưa muốn rời chiến thuyền để đổ bộ vào Britons, người lính giữ quân kỳ của Quân đoàn X (Lê dương X Gemina) đã nhảy khỏi thuyền cùng với con đại bàng và tiến thẳng về phía đối phương. Những đồng đội của anh ta, trước nỗi sợ hãi vì điều ô nhục đã "đồng lòng cùng nhảy xuống thuyền" khiến cho tất cả binh lính trên những chiếc thuyền khác đều làm theo.[25]

Cùng với sự ra đời của Đế quốc La Mã, các quân đoàn lại có thêm sự ràng buộc đối với Hoàng đế: mỗi quân đoàn đều có một sĩ quan nữa gọi là (imaginifier), mang một cây gậy với hình ảnh hoặc tượng (imago) của hoàng đế - đấng giáo trưởng tối cao (pontifex maximus).

Mỗi quân đoàn còn có thêm một binh sĩ gọi là vexillifer mang phiên hiệu (vexillum hoặc sugnum) với tên và huy hiệu của quân đoàn khắc trên một tấm biển. Nếu những đơn vị của một quân đoàn được phối thuộc quân đoàn khác thì nhóm quân bổ sung sẽ chỉ mang theo phiên hiệu chứ không mang theo cả biểu tượng và họ được gọi là các vexillatio (hay vexillationes). Phiên bản thu nhỏ của phiên hiệu đặt trên một cái đế bạc đôi khi được tặng cho các sĩ quan như huy hiệu ghi nhận công trạng của họ khi nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển sang quân đoàn khác.

Dân thường cũng có thể được tặng thưởng một cây tên không có mũi nếu tích cực giúp đỡ quân đội.

Liên quan

Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn La Mã Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn Lê dương Pháp Binh pháp Tôn Tử Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa Binh chủng Hóa học, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam